Chảo chống dính là dụng cụ nhà bếp quá quen thuộc với tất cả mọi người. Nếu bạn là một người nội trợ thì chắc rằng ngày nào bạn cũng đụng đến nó. Thế nhưng bạn đã biết sử dụng chảo chống dính đúng cách chưa? Nên sử dụng chảo chống dính như thế nào để tăng thời gian sử dụng cho chảo cũng như đảm bảo sức khỏe của các thành viên trong gia đình? Hãy bỏ túi những điểm cần lưu ý dưới đây nhé!
Lưu Ý Khi Sử Dụng Chảo Chống Dính
1. Cấu tạo của chảo chống dính.
Chảo chống dính thường được làm từ các chất liệu như nhôm, hợp kim nhôm hoặc inox. Trên bề mặt chảo được phủ một lớp chất chống dính. Nhờ lớp chống dính này, dầu mỡ và thức ăn sẽ không bị bám dính vào bề mặt của chảo. Vì vậy chúng ta có thể tiết kiệm dầu mỡ, nấu thức ăn ngon hơn và trông hấp dẫn hơn. Việc vệ sinh cũng sẽ trở nên dễ dàng đơn giản hơn so với các loại chảo thông thường.
Chất chống dính trên bề mặt chảo có tên hóa học là Teflon hay Politetra Floetylen (viết tắt là PTFE). Bản chất của chất này là Polime chịu nhiệt, có công thức hoá học là (CF2-CF2)n. Bình thường Polime không gây độc hại cho cơ thể. Tuy nhiên ở nhiệt độ cao, hợp chất này sẽ bị biến đổi và sinh ra khói độc. Gây ra các triệu chứng cho người hít phải như ho, tức ngực, khó thở… Thậm chí nếu bạn sử dụng các loại chảo không đảm bảo, chất lượng kém trong thời gian dài chất độc sẽ bị tích lũy trong cơ thể. Lượng tồn dư PFOA có nguy cơ gây ung thư hoặc gây sẩy thai ở phụ nữ.
PTFE là chất dẻo tổng hợp, có đặc tính trơn tự nhiên. Những chất này sẽ gây nguy hại cho người sử dụng vì nó bắt đầu phân hủy ở nhiêt độ từ 250 đến 350 độ C. Khi phân hủy sẽ thải ra các khí độc hại cho cơ thể người. Chúng có thể gây ra các bệnh viêm phổi và làm rối loạn dịch thể.
PFOA là một dạng hóa chất lỏng, không màu, nhiệt độ nóng chảy từ 40 đến 50 độ C. Chất này có thể dẫn tới các chứng bệnh nguy hiểm liên quan đến tuyến giáp gây sẩy thai, thay đổi nồng độ lipit, hệ miễn dịch và gan. PFOA khi tích tụ trong cơ thể có nguy cơ gây ung thư.
Theo các chuyên gia, chất chống dính thông thường là vật liệu khá rẻ tiền và không bền. Chúng bị mòn đi theo thời gian và rất dễ bị trầy xước. Khi đó chất chống dính này dễ dàng bị phân hủy, trộn lẫn vào thức ăn và gây tác động trực tiếp lên sức khỏe con người.
Nếu bạn mua nhầm, sử dụng chảo chống dính không thương hiệu, không có giấy kiểm định an toàn thì nguy cơ mắc phải ung thư là rất cao.
Để tránh những nguy cơ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe đến từ việc sử dụng chảo chống dính. Bạn nên chọn sử dụng chảo chống dính của những thương hiệu uy tín. Những loại có công bố những tiêu chuẩn và chế biến thực phẩm ở nhiệt độ vừa phải. Bên cạnh đó cần lưu ý những cách sử dụng chảo chống dính sau:
Không nên sử dụng miếng rửa kim loại
Những miếng rửa kim loại được xem như kẻ thù của chảo chống dính. Bởi vì chà xát bằng miếng cọ kim loại sẽ khiến lớp chống dính bị bong tróc. Điều này không chỉ làm chảo nhanh hỏng mà khi nấu ăn còn khiến chất độc dễ ngấm vào thực phẩm.
Thay vì dùng miếng rửa kim loại, bạn nên dùng miếng cọ mềm để rửa sạch chảo chống dính. Miếng cọ mềm khó làm bong tróc chảo, nên an toàn cho sức khỏe khi sử dụng chảo chống dính.
Sử dụng chảo chống dính không nên để ở nhiệt độ cao
Khi sử dụng chảo chống dính, không nên để ở nhiệt độ cao khi không có đồ ăn trong chảo. Không được để lửa bén vào lòng chảo. Việc để lửa cao khi sử dụng chảo chống dính sẽ khiến chất chống dính bắt đầu bị phân hủy. Quá trình phân hủy sẽ giải phóng các chất độc hại có thể gây ung thư.
Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình, bạn nên giữ chảo ở nhiệt độ thấp. Tuyệt đối tránh để chảo không trên bếp. Không để chảo quá nóng khi không có dầu, mỡ hoặc thức ăn trong chảo.
Không rửa khi chảo chống dính còn quá nóng
Nếu mới sử dụng chảo chống dính trên bếp xong, bạn không nên mang đi rửa ngay. Bởi vì khi nhiệt độ thay đổi đột ngột dễ khiến chảo bị biến dạng và bong tróc lớp chống dính. Nếu chảo bị cong, vênh khiến nhiệt độ trong chảo không đều, gây khó chịu khi nấu ăn.
Bạn nên để cho chảo nguội hẳn rồi mới rửa chảo. Như vậy sử dụng chảo chống dính sẽ được lâu hơn và an toàn cho sức khỏe.
Không dùng dụng cụ kim loại để đảo thức ăn
Để tránh làm tổn hại bề mặt của chảo, bạn không nên dùng những dụng cụ bằng kim loại để đảo thức ăn. Tốt nhất là bạn nên dùng những dụng cụ bằng gỗ.
Nói không với các loại muỗng, thìa bằng nhôm hay inox. Những món đồ sắc nhọn, góc cạnh. Ưu tiên dùng các loại đũa, muỗng bằng gỗ, nhựa hay silicon sẽ bảo vệ chảo tốt nhất.
Thay mới chảo chống dính
Bạn nên thay mới sau một thời gian sử dụng chảo chống dính. Thời gian sử dụng chảo chống dính thường từ 1 đến 2 năm. Có những trường hợp có thể lên tới 3 năm nếu lớp chống dính vẫn được đảm bảo an toàn. Nếu chảo chống dính nhà bạn đã cũ, bị cong vênh hoặc tróc hết lớp chống dính thì nên đầu tư mua chảo chống dính mới. Đừng cố sử dụng thêm kẻo lại mang bệnh vào người.
Với loại chảo chống dính kém chất lượng, lớp chống dính thực chất chỉ là một lớp sơn chịu nhiệt. Khi đun nấu ở nhiệt độ cao, nó sẽ tạo ra lớp khói có chất độc gây hại cho sức khỏe. Vì vậy khi chọn mua chảo chống dính bạn cần phải chú ý điều này.
Mách nhỏ bạn một mẹo hay khi sử dụng chảo chống dính nè. Đó là khi mới mua về, bạn nên rửa chảo qua với nước rửa chén. Sau đó quét một lớp cà phê lên bề mặt chảo rồi đem hâm nóng, sau đó rửa lại chảo cho thật sạch. Cách làm này không chỉ giúp khử mùi lớp sơn chống dính mới trên bề mặt chảo mà còn giúp chảo dễ rửa hơn.
>>> Có thể bạn quan tâm: Những mẫu chảo chống dính đáng mua nhất trên Lazada.
Lời kết:
Hi vọng qua những thông tin mình tổng hợp ở trên sẽ giúp chị em phụ nữ trong việc lựa chọn và sử dụng chảo chống dính một cách an toàn hơn. Nếu bạn chọn mua chảo chống dính trực tuyến trên Lazada thì đừng theo dõi các kênh mạng xã hội dưới đây của mình để cập nhật thêm các thông tin khuyến mãi, mã giảm giá ngon nè:
- Group facebook: ⇒ Xóm Săn Sale
- Kênh Telegram: ⇒ Nghiện Săn Deal
- Kênh Zalo: ⇒ Xóm Săn Sale
- Kênh thông báo voucher + deal hot qua Messenger: ⇒ Nghiện Săn Deal
1 Comment
Cảm ơn bạn đã chia sẻ